Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Kiến thức về Dịch lý và lý dịch trong phong thủy

Bởi nắng mưa là chuyện thời mùa khí tiết của Trời Đất là yếu tố hết sức khách quan, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến trồng trọt của nhà nông. Ca dao đã mượn hình ảnh “Đi cấy” không phải chỉ đển “Đi cấy” mà còn phải nhìn xa trông rộng, để biết sự vận hành biến đổi của nắng mưa sấm sét mà biết thời điểm để “gieo hạt – cày cấy” sao cho đúng lúc mưa thuận gió hòa để có mùa thu hoạch tốt nhất.
Lý Dịch là cái lý lẽ nói về sự dịch chuyển, biến đổi của mọi thứ trong Vũ Trụ từ vô hình đến hữu hình. Là môn triết học lâu đời nhất của loài người nói về sự vận hành của mọi thứ trong khắp hoàn cầu. Từ triết lý về sự biến dịch đó mà Tiền Nhân đã khám phá ra cái Lý Đồng Nhi Dị hay Dị Nhi Đồng nghĩa là Lý Giống Mà Khác hay Khác Mà Giống.



Lý  Dịch là gì?

Lý Dịch là cái lý lẽ nói về sự dịch chuyển, biến đổi của mọi thứ trong Vũ Trụ từ vô hình đến hữu hình. Là môn triết học lâu đời nhất của loài người nói về sự vận hành của mọi thứ trong khắp hoàn cầu. Từ triết lý về sự biến dịch đó mà Tiền Nhân đã khám phá ra cái Lý Đồng Nhi Dị hay Dị Nhi Đồng nghĩa là Lý Giống Mà Khác hay Khác Mà Giống. Rồi Tiền Nhân đặt cho cái danh chung của Giống và Khác là Âm và Dương hoặc ngược lại, gọi là TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG. Với Triết lý Âm Dương này Tiền Nhân đã suy luận ra định luật 8 gọi là Bát Quái và 64 Tượng Dịch (Quẻ Dịch) đủ sức diễn tả mọi trạng  thái biến hoá của Vũ Trụ.

Lý Dịch là một cái lý vô hình nay được Tiền Nhân định danh và hữu hình hóa ra các vạch đứt liền và tìm ra công thức Biến Hoá Luật, lập thành môn khoa học lý  luận hẳn hoi về Dịch nên gọi tên là Dịch Lý. Mà Lý Dịch có mặt ở khắp mọi ngành nghề khoa học nên Dịch Lý xứng đáng là môn Khoa Học Tổng Hợp.

KINH DỊCH là gì? Là lời diễn giải ý nghĩa của 64 Quẻ Dịch theo góc nhìn riêng của từng thế hệ đã qua.

Dịch Lý có ảnh hưởng gì trong đời sống và quyết định của con người?

Bạn muốn xem tướng số, tình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủy, kiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó

Con người luôn sống động trong cái lý của Dịch. Nói cách khác mọi hoạt động của con người đều bị và được Lý Dịch chi phối, từ lý trí, tư tưởng cho đến hành động, từ chủ quan đến khách quan, từ các giai đoạn sinh trưởng của con người như: Sinh – Lão – Bệnh – Tử…

Mọi quyết định và hành động của con người đều bị và được chi phối của Dịch Lý. Ngay cả đại thi hào Nguyễn Du đã đúc kết ngắn gọn nói lên điều này:

“…Ngẫm hay muôn sự tại trời,

 Trời kia đã bắt làm người có thân.

 Bắt phong trần phải phong trần,

 Cho thanh cao mới được phần thanh cao…”

“Phong trần và thanh cao” đâu phải ai muốn cũng được hoặc ai tránh cũng được. Vì trong cuộc sống ta luôn giao dịch với các yếu tố khách quan của xã hội bên ngoài mà ta thường hay nói là Hên hoặc Xui khi yếu tố khách quan thuận ý ta hoặc nghịch ý ta.

Ngoài ra còn có câu: “Mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên”. Cũng nói lên sự ảnh hưởng của Lý Dịch ở môi trường bên ngoài trực tiếp can thiệp mọi quyết định tính toán và hành động chủ quan của con người.

Biết Dịch Lý là biết nhiều góc nhìn để uyển chuyển, linh động trong cuộc sống hơn:

Trong cuộc sống của con người luôn trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm biến dịch mà các tình huống ta gặp phải không phải lúc nào ta cũng lựa chọn được. Từ đó Tiền Nhân mới khuyên:

-       “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

- “Nhập giang tuỳ khúc – Nhập gia tuỳ tục”

Mỗi người ai cũng có một tính riêng biệt, tuy nhiên đôi lúc ta phải biết thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh gặp phải để tốt hơn.

Biết Dịch Lý là để Tri thiên mệnh rồi Tận nhân lực:

Tri Thiên Mệnh là biết được giai đoạn Số mệnh và Thời vận như thế nào, để ta tận hết sức của mình mà hành động sao cho tốt nhất. Đây là cái biết của trí tuệ loài người. Cái biết này đã được nhân gian nhắc đến qua Ca Dao Việt Nam:

“Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”.

Bởi nắng mưa là chuyện thời mùa khí tiết của Trời Đất là yếu tố hết sức khách quan, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến trồng trọt của nhà nông. Ca dao đã mượn hình ảnh “Đi cấy” không phải chỉ đển “Đi cấy” mà còn phải nhìn xa trông rộng, để biết sự vận hành biến đổi của nắng mưa sấm sét mà biết thời điểm để “gieo hạt – cày cấy” sao cho đúng lúc mưa thuận gió hòa để có mùa thu hoạch tốt nhất.

Biết Dịch Lý để chọn lựa và đưa ra giải pháp tốt nhất trong đời sống.

Với Dịch Lý ta biết được từng giai đoạn đang và sẽ đi qua được diễn tiến như thế nào,  từ đó ta có sự lựa chọn và đưa ra giải pháp thích hợp  mà quyết định và hành động một cách tốt nhất.

Biết Dịch Lý là ta biết được một ngôn ngữ chung của muôn loài vạn vật, nhằm hòa nhịp cùng giai điệu của Vũ Trụ. Một cuộc sống Biết – Hiểu – Cảm và Nhận, một tinh thần An nhiên – Tự tại – Hạnh phúc.

THANH TỪ – DỊCH HỌC SĨ: TRẦN QUỐC THÁI


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Khi nào thì mới cần Ứng Dụng Quẻ Dịch

  Khi có những hiện tượng Động Tĩnh như trên, dân gian còn thường gọi là điềm  thì là lúc ta cần lấy Quẻ Dịch để “thông dịch tiếng nói của Tạo Hóa” đã mượn những hiện tượng Động Tĩnh trên để nhắn nhủ đến chính người đó hoặc cho tập thể nào đó một điều hung (xấu) hay cát (tốt) nhằm cho ta có sự chuẩn bị đón nhận hay né tránh…
Cuộc sống vốn sinh sinh hóa hóa, biến đổi không ngừng, Dịch Lý là một khoa môn chuyên nói về Lẽ Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu (mọi thứ Hữu Hình lẫn Vô Hình). Mọi vấn đề tạo tác của loài người dù có muốn hay không muốn đều nằm trong Lẽ Biến Hóa của Dịch.

Mọi sự Hóa Thành như Thành thành công, Thành thất bại, Thành chưa xong, Thành tốt, Thành Xấu, Thành giàu, Thành nghèo, Thành có học, thành thất học, Thành nhớ, Thành quên…đều chịu ảnh hưởng của hai yếu tố quan trọng là Chủ quan và Khách quan (Chủ quan là ý mình. Khách quan là ý Trời là mọi biến động ngoài ta) chúng là âm dương luôn chi phối lẫn lộn với nhau. Lý Dịch là một Nguyên Lý vô song, là một Chân Lý là sự thật của mọi sự thật, chúng bao trùm cả chủ quan và khách quan.



Từ đó khi ta khởi sự tạo tác một việc gì nếu thấy lòng đắn đo, lưỡng lự, lo ngại, không yên… gọi là “Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ” (Bộ máy khách quan thông giao cảm ứng với bộ máy chủ quan của ta) là lúc ta cần xử dụng Lý Dịch để hiểu biết sự Hóa Thành ra sao, nhằm có sự chuẩn bị, né tránh, giảm bớt mọi rủi ro, thành – bại trong cuộc sống.

Ngoài ra Dịch Lý có thể giúp ta nhận diện, giải quyết các vấn đề như sau:

1/ Tri thiên mệnh để tận nhân lực.

2/ Tình huống phân vân chưa biết quyết định lựa chọn nào cho tốt?

3/ Định sự chân giả.

4/ Biết ý người.

5/ Hướng giải quyết tình huống vấn đề.

6/ Chọn ngày giờ tốt để khởi sự.

    ……..v.v và v.v
Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó

Dịch Lý là lý của Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu, nên mọi động tĩnh sống động của muôn loài vạn vật đều được nhận biết qua Lý Dịch. Nên người học Dịch có thể  “thông dịch tiếng nói của thượng cầm hạ thú” qua Sự “Động – Tĩnh”  thường ngày trong cuộc sống.

Để nhận biết sự động và tĩnh ta áp dụng quy tắc “Đồng lấy dị mà luận – Dị lấy đồng mà quy”: Khi sự giống nhau nhiều thì ta lấy điểm khác biệt mà luận – Khi sự khác nhau nhiều thì ta lấy điểm giống nhau mà chọn. Sự diễn biến thường hằng mỗi ngày như mọi ngày thì gọi là Tĩnh, và trong sự tĩnh đó bỗng nhiên có một ngày xảy ra chuyện khác thường thì ngày đó gọi là Động.

Ví như anh A mỗi ngày làm việc đều đặn bình thường, nhưng có một ngày bỗng nhiên cảm thấy lòng bất yên, khó chịu, lo lắng …thì gọi là Động

Ví như thường ngày con cái ta cũng cẩn thận ngoan ngoãn, bỗng nhiên có một ngày nó đụng cái gì cũng đổ bể thì ngày đó gọi là Động.

Ví như ta có người thân quen thường ngày ăn nói cũng tử tế bình thường bỗng nhiên có một ngày phát lên nói một câu nghe lạ tai vui vẻ khác thường thì gọi là Động.

Ví như ta có một nhân viên có tính năng động vui vẻ, bỗng nhiên có một ngày anh ta trầm lặng hẳn, không nói gì đến ai thì gọi là Động.

Ví như bầu trời thường ngày cũng bao vì sao nhấp nháy lung linh bỗng nhiên đêm nay có một vì sao băng, xẹt xuất hiện thì gọi là Động.

 Ví như con Lu vật nuôi trong nhà thường ngày khi ta về nó chạy ra mừng vui vẫy đuôi quấn quýt, nhưng hôm nay ta về nó lại sủa khác thường xem ta như người xa lạ thì gọi là Động.

Ví như ta đang ngồi làm việc trong nhà bình thường như mọi ngày bỗng nhiên hôm nay có con thằng lằn rơi xuống trúng ta giật mình thì gọi là Động.

  Khi có những hiện tượng Động Tĩnh như trên, dân gian còn thường gọi là điềm  thì là lúc ta cần lấy Quẻ Dịch để “thông dịch tiếng nói của Tạo Hóa” đã mượn những hiện tượng Động Tĩnh trên để nhắn nhủ đến chính người đó hoặc cho tập thể nào đó một điều hung (xấu) hay cát (tốt) nhằm cho ta có sự chuẩn bị đón nhận hay né tránh…

 Vậy khi muốn Ứng Dụng Dịch vào cuộc sống hằng ngày ta phải trải qua 3 bước:

“Bước 1”: Để quyết định dùng.

“Bước 2”: Để An Dịch Tượng (lập quẻ Dịch)

“Bước 3”: Để luận Dịch tượng và đưa ra quyết định sau cùng.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Vùng đất phát Vương của nhà Trần

Những người tham gia rà soát các vị trí và hình thể của long mạch lần cuối để đặt la bàn xác định nơi hạ huyệt cũng như hướng cải táng đều là người họ Trần. Chỉ duy nhất có thầy Phùng biết chuyện. Xong việc, bên trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết.
Mãi đến đầu thế kỷ 18, sau gần 900 năm xảy ra sự kiện Cao Biền trấn yểm long mạch nước ta, một tài liệu của Trung Quốc với tựa đề Cao Biền di cảo (cùng một số cuốn khác trước kia như An Nam cửu long kinh chẳng hạn), nhắc việc Cao Biền sau khi đem 5.000 quân vượt biển tiến về hướng Nam năm 865 (được chi viện thêm 7.000 quân nữa vào năm sau 866) đã đánh  chiếm nước ta và lập bàn đồng giữa trời, dùng thuật phong thủy lẫn những phương pháp thần bí để “tầm long” ráo riết.



Vậy “tầm long” là gì? Tầm long là phép tìm kiếm long mạch ngoài đất trống, như cụ Tả Ao chỉ rõ: “Chẳng qua ra đến ngoài  đồng/ Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường” và được học giả Cao Trung qua hằng chục năm nghiên cứu sách địa lý của Tả Ao giải thích rõ đại ý dưới đây:

Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua  những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên với những thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó (gọi là long nhập thủ).

Nơi đó có thể hạ huyệt chôn cất, hoặc cải táng mồ mả cha ông để con cháu đời sau phát vương, phát tướng, phát trạng, phát tài lộc phú quý. Trước huyệt kết có đất  nổi  lên  cao  che  chắn (gọi là án), hoặc  có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống (gọi là sa).

“Tả Ao địa lý toàn thư” ghi rõ muốn tầm long cần phải biết: Thái tổ sơn của toàn thể các cuộc đất xuất phát từ dãy Himalaya, phải biết Minh đường là nơi nước tụ trước huyệt để nuôi khí lành, biết Thanh long là thớ đất bên trái huyệt và Bạch hổ là thớ đất bên phải huyệt, cả hai ôm chầu vào huyệt kết, biết về long sinh (mạch sống động như mãng xà vương đang phóng tới), long tử (mạch nằm ngay đơ như chiếc đũa tre), long cường (mạch nổi to như sóng lớn), long nhược (mạch lặng lờ như sóng nhỏ lăn tăn).

Những điều trên chắc hẳn Cao Biền đã ứng dụng trong cuộc “tầm long” trên toàn cõi nước ta để trấn yểm, nhưng đất phát vương của 12 đời vua Trần (chưa kể thêm đời hậu Trần) đã tồn tại vượt lên ý đồ của Cao Biền. Đó là vùng đất ở nguồn sông Phổ Đà, tức sông Luộc, nằm trên địa phận thôn Lưu Gia (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay).


Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó


Phát vương trên đất kết

Đến với vùng đất đó buổi sơ khai có 3 anh em nhà họ Lưu, gồm: Lưu Khánh Đàm, Lưu Ba, Lưu Lượng. Về sau, cả ba người đều làm quan, trong đó Lưu Khánh Đàm được vua Lý Nhân Tông trọng dụng (khi vua sắp mất vào tháng chạp năm Đinh Mùi 1127 đã cho gọi Đàm vào nhận di chiếu để cùng Lê Bá Ngọc đưa hoàng thái tử là Lý Thần Tông lên ngôi trước linh cữu). Tên tuổi của Lưu Khánh Đàm (và Lưu Ba) đều được Ngô Sĩ Liên nhắc đến trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.

Đó là dòng họ thứ nhất tìm đến cư ngụ tại vùng đất phong thủy ở nguồn sông Luộc. Dòng họ thứ hai đến với đất phát vương là nhà họ Tô chuyên buôn tơ lụa, giàu có nhất nhì trong vùng. Nhưng cả hai họ Lưu và họ Tô cũng chỉ dừng lại ở mức quý tộc, cự phú, chứ không phát vương được. Mà phải đợi đến họ Trần xuất hiện thì “đất kết” mới ứng lên một dòng vương giả mới bắt đầu từ sự có mặt của một người đến từ hương Tức Mặc, xứ Hải Thanh, đó là Trần Hấp.

Trần Hấp sinh được 2 con trai là Trần Lý (lý là cá chép) và Trần Thiện. Trần Lý lớn lên kết hôn với Tô Thị Hiền 15 tuổi, thế là hai họ Trần và Tô kết sui gia và tạo thành thế lực mạnh nhất trong vùng. Trần Lý có người bạn họ Phùng rất giỏi về khoa địa lý, được dân chúng kính nể, thường gọi là “thầy Phùng”.

Ông là người biết rõ kiểu đất “hậu sinh phát đế” ở thôn Lưu Gia, mà tiến sĩ Đinh Công Vĩ đã ghi lại trong cuốn “Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam” khá thuyết phục như sau: “Ba mũi nhọn chồng lên nhau này là núi Tam Đảo với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị. Đấy là Tổ sơn, long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác.

Rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường, kết lại ở gò Sao. Phía trước gò ấy có ba gò lớn là Tam thai, phía sau có bảy gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”.

Khi phát hiện ra chỗ đất kết, thầy Phùng đã bàn với Trần Lý nên cải táng mộ ông bà của họ Trần về chôn ở đó. Vì sao thầy Phùng lại không thể dùng chỗ đất kết để chôn ông bà mình? Theo thầy và nhiều nhà phong thủy khác, người tìm ra long mạch và chỗ huyệt kết chưa hẳn là người có thể cải táng thân nhân của mình để con cháu phát vương được, vì cần phải ứng đúng mệnh số nữa.

Thầy Phùng biết họ Trần sắp phát và đã kể lại chi tiết bí mật liên quan đến câu chuyện phong thủy ở gò Sao cho con mình là Phùng Tá Chu (cũng là một nhân vật lịch sử) được biết: Vào ngày lập thu, mộ hiển thủy tổ khảo ở Tức Mặc và hiển thủy tổ tỷ ở Lưu Gia của dòng họ Trần đã dời chuyển đến gò Sao song táng, công việc hoàn tất đúng giờ chính Hợi.

Những người tham gia rà soát các vị trí và hình thể của long mạch lần cuối để đặt la bàn xác định nơi hạ huyệt cũng như hướng cải táng đều là người họ Trần. Chỉ duy nhất có thầy Phùng biết chuyện. Xong việc, bên trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết.

Sau cuộc lễ chưa lâu, vào giữa một đêm rằm sáng trăng, thái tử Sảm (tức vua Lý Huệ Tông sau này) từ Thăng Long chạy loạn đến vùng Lưu Gia đã tình cờ trông thấy và nhanh chóng say mê cô con gái xinh đẹp của Trần Lý là Trần Thị Dung, lúc ấy mới 15 tuổi (là chị em chú bác ruột với Trần Thủ Độ), rồi cưới Dung. Đây là sự kiện mở đầu cho một loạt biến cố tiếp đó để vương quyền nhà Lý chuyển sang tay nhà Trần.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Kiến thức về phản Ngâm và Phục Ngâm trong Phong Thủy

Riêng với “Phản, Phục ngâm” thì ngoài những trường hợp do Vận tinh số 5 của Tọa hoặc Hướng nhập trung cung xoay chuyển thuận hay nghịch mà tạo ra thì có 1 số trường hợp khác như sau:
Trong việc thiết lập các phương tọa, hướng của 1 căn nhà để có được 1 trạch vận tốt thì ngoài những vấn đề như nhà phải thật sự được “Đáo Sơn, Đáo Hướng” (tức là phi tinh phải hợp với hình thế bên ngoài), tránh được cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, nếu thêm được cuộc “Thu Sơn, Xuất Sát” nữa thì như gấm thêm hoa..., người làm Phong thủy Huyền Không còn cần để ý 2 cách cục xấu khác là Phản Ngâm và Phục Ngâm của Sơn tinh và Hướng tinh.

Trường hợp có Phản Ngâm hay Phục Ngâm xảy ra là khi an Vận bàn cho 1 căn nhà, Vận tinh số 5 sẽ tới Hướng hay tọa của căn nhà đó. Nếu đem số 5 đó nhập trung cung xoay nghịch (để thiết lập Sơn bàn hoặc Hướng bàn), thì những số tới 8 cung sẽ đối nghịch với số nguyên thủy của địa bàn (hay cộng với số nguyên thủy của địa bàn thành 10).

Phản Ngâm và Phục Ngâm

Trường hợp này được gọi là “PHẢN NGÂM” (Phản: tức là phản đối hoặc xung khắc). Nếu vận tinh số 5 đó nhập trung cung xoay thuận, thì những số tới 8 cung sẽ giống như những số nguyên thủy của địa bàn. Trường hợp này được gọi là “PHỤC NGÂM” (Phục: tức là tăng áp lực lên vì cùng 1 số).

Thí dụ 1: Nhà tọa Mùi hướng SỬU, nhập trạch trong vận 8.


Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó



Nếu lập Vận bàn thì sẽ thấy Vận tinh số 5 tới tọa ở Tây Nam. Bây giờ nếu muốn lập Sơn bàn thì phải lấy số 5 nhập trung cung. Vì nhà này hướng SỬU, nên tọa thuộc sơn MÙI. Mà MÙI thuộc âm trong Tam nguyên Long, cho nên lấy 5 nhập trung cung rồi xoay nghịch thì sẽ thấy 4 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 2 đến ĐÔNG BẮC, 1 đến NAM, 9 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 7 đến ĐÔNG, và 6 đến ĐÔNG NAM. Nếu so sánh phương vị cuả những Sơn tinh này với phương vị nguyên thủy của chúng trong Hâu thiên Bát quái (hay Lạc thư) thì sẽ thấy như sau:

•Số 4: vị trí nguyên thủy (tức địa bàn) trong Lạc thư là nằm tại khu vực phía ĐÔNG NAM, nhưng trong trạch vận này lại đổi lên đóng tại khu vực phía TÂY BẮC là khu vực đối nghịch với vị trí nguyên thủy của nó.
•Số 3: vị trí nguyên thủy là ở phía ĐÔNG, nhưng lại tới đóng nơi phía TÂY.
•Số 2: vị trí nguyên thủy là ở TÂY NAM, nhưng lại tới đóng ở ĐÔNG BẮC.
•Số 1: vị trí nguyên thủy là ở BẮC, nhưng lại tới đóng ở phía NAM.
•Số 9: vị trí nguyên thủy là ở NAM, nhưng lại tới đóng ở phía BẮC.
•Số 8: vị trí nguyên thủy là ở ĐÔNG BẮC, nhưng lại tới đóng tại TÂY NAM.
•Số 7: vị trí nguyên thủy là ở TÂY, nhưng lại tới đóng tại phía ĐÔNG.
•Số 6: vị trí nguyên thủy là ở TÂY BẮC, nhưng lại tới đóng ở phía ĐÔNG NAM.

Như vậy, ta thấy tất cả các số (hay sao) của Sơn tinh đều đóng tại những khu vực đối nghịch với địa bàn nguyên thủy của mình, nên đây là trường hợp “PHẢN NGÂM”.

Thí dụ 2: nhà tọa Cấn hướng KHÔN, nhập trạch trong Vận 8.




Nếu an Vận bàn thì sẽ thấy vận tinh số 5 tới hướng ở Tây Nam. Vì hướng KHÔN là thuộc dương trong Tam nguyên Long, nên nếu muốn an Hướng bàn thì phải lấy số 5 nhập trung cung xoay thuận thì số 6 tới TÂY BẮC, số 7 tới TÂY, số 8 tới ĐÔNG BẮC, số 9 tới NAM, số 1 tới BẮC, số 2 tới TÂY NAM, số 3 tới ĐÔNG, số 4 tới ĐÔNG NAM. Nếu so sánh phương vị của những Hướng tinh này với phương vị nguyên thủy của chúng trong Lạc thư thì sẽ thấy như sau:

•Số 6: vị trí nguyên thủy (tức địa bàn) trong Lạc thư là khu vực phía TÂY BẮC, bây giờ trong trạch vận này lại cũng tới đóng tại khu vực TÂY BẮC
•Số 7: vị trí nguyên thủy ở TÂY, bây giờ cũng tới đóng tại phía TÂY.
•Số 8: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG BẮC, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG BẮC.
•Số 9: vị trí nguyên thủy ở NAM, bây giờ cũng tới đóng tại NAM.
•Số 1: vị trí nguyên thủy ở BẮC, bây giờ cũng tới đóng tại BẮC.
•Số 2: vị trí nguyên thủy ở TÂY NAM, bây giờ cũng tới đóng tại TÂY NAM.
•Số 3: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG.
•Số 4: vị trí nguyên thủy ở ĐÔNG NAM, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG NAM.

Như vậy, ta thấy tất cả những Hướng tinh đó đều đến đóng ngay tại khu vực địa bàn nguyên thủy của chúng, nên đây là trường hợp “PHỤC NGÂM”.

“Phản ngâm, Phục ngâm, tai họa khó đương”, đó là lời của cỗ nhân viết để nói về những trường hợp này. Cho nên trong “Trạch vận Tân án” mới viết:” tai họa do “Phản ngâm, Phục ngâm” gây ra chẳng kém gì “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, nếu phạm vào cách đó lập tức người chết, tiền hết”. Cho nên “Phản ngâm, Phục ngâm” là 1 cách cục rất nguy hiểm cho dương trạch và âm trạch, nhưng nó cũng được chia làm 2 loại như sau:

-Sơn tinh phạm “Phản ngâm hay Phục ngâm” (viết tắt là “Phản, Phục ngâm”): chủ gây nguy hại cho nhân đinh trong nhà.

-Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm” chủ gây nguy hạI cho tài lộc và công việc.


Trong 2 loại Sơn, Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm” ở trên thì còn phân ra 2 trường hợp như sau:

-Tất cả Sơn tinh (hay tất cả Hướng tinh) đều phạm “Phản ngâm” hay “Phục ngâm”. Như trong thí dụ 1 thì tất cả Sơn tinh đều bị “Phản Ngâm”. Trường hợp này được gọi là “Sơn tinh toàn bàn Phản ngâm”. Còn như trong thí dụ 2 thì tất cả Hướng tinh đều bị “Phục ngâm”, nên được gọi là “Hướng tinh toàn bàn Phục ngâm”.

-Trong trạch vận chỉ có 1, 2 Sơn tinh hay Hướng tinh là bị Phản ngân hay Phục ngâm. Lấy thí dụ như nhà hướng TỐN 135 độ, nhập trạch trong vận 8. Khi an Vận bàn thì sẽ thấy Vận tinh số 7 tới hướng. Nếu muốn an Hướng bàn thì phải lấy số 7 nhập trung cung xoay nghịch (vì nhà hướng TỐN là trùng với sơn DẬU của số 7, mà DÂU là âm hướng trong Tam nguyên Long) thì 6 đến TÂY BẮC, 5 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 3 đến NAM, 2 đến BẮC, 1 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, 8 đến ĐÔNG NAM. Trong tất cả các Hướng tinh đó thì chỉ có số 6 là nằm tại địa bàn nguyên thủy của mình nên bị “Phục ngâm”, còn những Hướng tinh khác thì không phạm vào trường hợp này.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp “Phản, Phục ngâm” đều gây ra tai họa, mà còn phải phân biệt như sau:

-Trường hợp Sơn tinh phạm “Phản, Phục ngâm”: nếu khu vực có sinh, vượng khí của Sơn tinh có núi hay nhà cao thì nhà đó vẫn phát phúc, vượng nhân đinh, đồng thời có nhân tài xuất hiện. Nếu những khu vực này không có núi mà lại có thủy thì người trong nhà sẽ gặp những tai họa khủng khiếp. Ngược lại, nếu những khu vực có khí suy, tử của Sơn tinh mà lại có núi cao thì cũng là điều cực kỳ nguy hại cho những ai sống trong căn nhà đó. Nhưng nếu những khu vực này lại có thủy thì sát khí của Sơn tinh đã được hóa giải nên vô hại.

-Trường hợp Hướng tinh phạm “Phản, Phục ngâm”: Nếu khu vực có sinh, vượng khí của Hướng tinh lại có thủy của sông, hồ, ao, biển hoặc cửa ra vào... thì nhà đó vẫn phát tài lộc, công việc làm ăn tiến triển tốt đẹp. Nhưng nếu những khu vực này không có thủy mà lại có núi thì sẽ làm cho nhà đó tán gia bại sản, cơ nghiêp lụn bại. Ngược lại, nếu những khu vực có suy, tử khí của Hướng tinh mà lại có thủy thì cũng chủ đại phá tài lộc, còn nếu có núi thì Hướng tinh nơi đó đã được hóa giải nên vô hại.

Cho nên khi đã biết những trường hợp “Phản, Phục ngâm”, cũng như những yếu tố tác động có thể làm cho chúng gây họa hoặc được hóa giải... thì chúng ta có thể tìm cách tránh né, như không cất nhà phạm vào cách cục đó, hoặc có thể lựa chọn địa hình bên ngoài, hay cấu trúc bên trong cho phù hợp để hóa giải hết (hoặc bớt) những điều xấu này.

Thí dụ: nhà tọa Cấn hướng Khôn, nhập trạch trong vận 8.




Nếu lập Hướng bàn thì sẽ thấy Hướng tinh toàn bàn “Phục ngân” (xem lại thí dụ 2 ở trên). Nếu vì lý do gì đó mà vẫn phải xây và vào ở trong nhà này (tức không thể né tránh được) thì có thể tìm những nơi có vượng khí và sinh khí của Hướng tinh, xem địa hình bên ngoài nhà tại những nơi đó có sông, hồ, ao, biển không? Nếu có thì dù nhà này bị phạm “Phục ngâm” như thế nhưng vẫn vượng về tài lộc và có thể sống được. Ngược lại nếu những khu vực đó không có thủy thì phải thiết lập “thủy nhân tạo”, tức là phải mở cửa sau tại phía ĐÔNG BẮC (nơi có vượng khí số 8), xây hồ bơi tại khu vực phía BẮC (nơi có sinh khí số 1), để buồng tắm hay làm cầu thang tại khu vực phía NAM (nơi có sinh khí số 9)... Còn những nơi khác thì có thể làm phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, hoặc bỏ trống, hoặc chứa đồ... thì tài lộc của căn nhà này vẫn tốt và có thể phát triển lâu dài.

Riêng với “Phản, Phục ngâm” thì ngoài những trường hợp do Vận tinh số 5 của Tọa hoặc Hướng nhập trung cung xoay chuyển thuận hay nghịch mà tạo ra thì có 1 số trường hợp khác như sau:

-Vân tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều cùng 1 số. Đây là trường hợp Hướng tinh Phục ngâm. Thí dụ: nhà tọa TUẤT hướng THÌN kiêm CÀN-TỐN 4 độ, nhập trạch trong vận 2. Nếu an Vận bàn thì lấy số 2 nhập trung cung xoay thuận thì 3 đến TÂY BẮC, 4 đến TÂY, 5 đến ĐÔNG BẮC, 6 đến NAM, 7 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, và 1 đến ĐÔNG NAM. Tuy Vận tinh số 1 đến hướng, nhưng vì nhà này kiêm nhiều, nên phải dùng số 2 làm Thế quái, nhập trung cung xoay thuận (vì nhà Hướng THÌN thì trùng với sơn NHÂM của số 1, thuộc dương trong Tam nguyên Long) thì 3 đến TÂY BẮC, 4 đến TÂY, 5 đến ĐÔNG BẮC, 6 đến NAM, 7 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, 1 đến ĐÔNG NAM. Tức là tại mỗi vị trí thì những số của Vận tinh và Hướng tinh đều giống nhau (hay cùng 1 số).

-Vận tinh và Sơn tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều giống nhau (hay cùng 1 số). Đây là trường hợp Sơn tinh Phục ngâm.

-Sơn tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả 8 cung) đều giống nhau (hay cùng 1 số). Đây là trường hợp cả Sơn-Hướng tinh đều bị Phục ngâm.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Kiến thức về vượng Sơn, Vượng Hướng trong Phong Thủy

Nếu lập Trạch vận thì sẽ thấy các Hướng tinh 8 (Vượng khí), 9, 1 (Sinh khí) ở các khu vực phía ĐÔNG BẮC, TÂY và TÂY BẮC. Cho nên những khu vực này (bên trong hay bên ngoài nhà) cần có thủy của sông hồ, ao biển, buồng tắm, cửa ra vào ... Còn khu vực phía NAM có hướng tinh 7 (Suy khí) nên không nên có thủy, nếu có tất nhà sẽ dễ bị trộm cướp quấy phá. Những khu vực còn lại cũng toàn là Tử khí của Hướng tinh nên đều không nên có thủy hoặc cửa ra vào.
Sau khi đã thiết lập được tinh bàn (hay trạch vận) cho 1 căn nhà thì điều trước tiên là phải xác định được những khu vực nào có sinh –vượng khí, cũng như những khu vực nào có suy - tử khí của căn nhà đó. Điều này cũng rất dễ dàng, vì chỉ cần căn cứ vào thời điểm lúc đang coi Phong thủy cho căn nhà là thuộc vận nào, rồi lấy vận đó làm chuẩn mốc. Kế đó nhìn vào hết 9 cung của trạch bàn.

Hễ thấy cung nào có Hướng tinh cùng 1 số với đương Vận (tức vận hiện tại) thì khu vực đó được xem là có VƯỢNG KHÍ. Những cung nào có 2 số tiếp theo sau vượng khí thì được xem là có SINH KHÍ. Những cung nào có số trước số của vượng khí thì bị coi là có SUY KHÍ. Còn những cung nào có những số trước vượng khí từ 2 số trở lên thì đều bị coi là có TỬ KHÍ. Những điều này được áp dụng cho cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh, còn Vận tinh thì không mấy quan trọng nên không cần phải xét tới.

 Vượng Sơn Vượng Hướng

Thí dụ 1: Nhà tọa TÝ hướng NGỌ, xây xong và vào ở trong vận 8.




Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy Hướng tinh 8 tới phía NAM, nên phía NAM được xem là đắc VƯỢNG KHÍ (vì hướng tinh cùng 1 số với đương Vận, tức Vận 8). Còn phía ĐÔNG BẮC có hướng tinh số 9, phía TÂY có hướng tinh số 1, tức là 2 số tiếp theo sau số 8 (vì sau 8 là 9, sau 9 lại trở về 1) nên là 2 khu vực có SINH KHÍ. Còn phía BẮC có hướng tinh số 7, trước số 8 (đương vận) 1 số nên là khu vực có SUY KHÍ. Những phía còn lại có những hướng tinh 6, 5, 4, 3, 2, tức là những số trước số 8 tối thiểu là 2 số nên đều là những khu vực có TỬ KHÍ. Đó là mới chỉ xét về Hướng tinh. Sau đó lần lượt làm như vậy với Sơn tinh để tìm ra những khu vực có Sinh- Vượng khí hay Suy-Tử khí.

Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó

Thí dụ 2: Cũng nhà tọa TÝ hướng NGỌ, xây xong và vào ở năm 2000 (tức vận 7).

Đến năm 2007 mới coi Phong thủy. Vì nhà còn mới, chưa tu sửa gì nhiều, chủ nhà cũng chưa bao giờ đi xa quá 1 tháng, cho nên khi lập trạch vận thì vẫn phải dùng Vận 7 để lập Vận bàn. Sau đó lấy Tọa, Hướng bàn thì sẽ thấy Hướng tinh 7 tới phía BẮC, Hướng tinh 8 tới phía TÂY NAM. Hướng tinh 9 tới phía ĐÔNG, Hướng tinh 1 tới phía ĐÔNG NAM. Vì nhà này nhập trạch trong vận 7, nên lúc đó phía BẮC có Hướng tinh số 7, nên là 1 khu vực tốt (đắc VƯỢNG KHÍ). Còn phía ĐÔNG NAM có Hướng tinh số 1, lúc đó trong Vận 7 còn là Tử khí nên là 1 khu vực xấu. Nhưng đến năm 2007 mới coi Phong thủy thì đã qua Vận 8, nên lúc đó khu vực phía BẮC có số 7 là bị SUY KHÍ, nên đã biến thành xấu. Còn khu vực phía TÂY NAM có hướng tinh số 8, lúc này đã trở thành VƯỢNG KHÍ, nên là khu vực tốt nhất của căn nhà. Rồi Hướng tinh số 1 đang là TỬ KHÍ của vận 7 trở thành SINH KHÍ của vận 8, nên khu vực phía ĐÔNG NAM cũng đang từ xấu mà biến thành tốt.

Cho nên sự biến đổi của Sơn, Hướng tinh: từ Sinh-Vượng thành Suy-Tử, rồi từ Suy-Tử trở thành Sinh-Vượng là điều mà người học Huyền Không cần để ý, và nó cũng là 1 trong những yếu tố giúp cho việc giải đoán Phong thủy thêm phần linh hoạt và uyển chuyển, chính xác hơn.

Sau khi đã phân biệt Cửu khí thành SINH-VƯỢNG-SUY-TỬ cho mỗi vận thì mới xét tới mức độ ảnh hưởng của chúng như sau:


- SINH KHÍ: có tác dụng tốt, tuy ảnh hưởng lâu dài và trong tương lai, nhưng cũng cần được phát huy.

- VƯỢNG KHÍ: có tác dụng tốt đẹp và mau chóng, nhất là trong lúc còn đương vận, cho nên cần được phát huy càng sớm càng tốt.

- SUY KHÍ: vì chỉ là khí suy nên tác dụng cũng chưa đến nổi xấu lắm (ngoại trừ các khí 2, 5, 7) cho nên tuy cần phải né tránh nhưng cũng không phải là tuyệt đối.

- TỬ KHÍ: là những khí xấu cần phải né tránh, nếu không sẽ có tai họa về nhân sự, sức khỏe hoặc tiền bạc.

Kế đó lại còn phải phân biệt những khí SINH-VƯỢNG-SUY-TỬ đó là Sơn tinh hay Hướng tinh. Nếu là Sơn tinh thì sẽ có ảnh hưởng đến nhân sự (số lượng người nhiều, ít, tài giỏi hay không...trong nhà). Nếu là Hướng tinh thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình đó.

Trong “Thiên ngọc kinh Ngoại thiên” của Dương công Chẩm có viết: “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc”. Chữ “Sơn” ở đây không chỉ có nghĩa là “núi”, mà còn là Sơn tinh của 1 trạch vận. Cũng như chữ “Thủy” không chỉ có ý nghĩa là “sông nước”, mà còn là Hướng tinh (do quan niệm phương tọa cần có núi, phía trước cần có thủy). Cho nên Sơn tinh chủ về nhân đinh, còn Hướng tinh chủ về tài lộc.

Vì đã gọi là “Sơn”, nên Sơn tinh nếu muốn phát huy tác dụng (hay đắc cách) thì cần phải có núi cao (hay nhà hoặc cây cao...). Vì đã gọi là “Thủy”, nên Hướng tinh nếu muốn phát huy tác dụng thì cần phải gặp nước (thủy). Nhưng không phải Sơn tinh nào cũng cần phải gặp núi, mà chỉ có những Sơn tinh đang là khí Sinh, Vượng mà thôi. Chẳng hạn như trong vận 1 thì các Sơn tinh 1 (vượng khí), 2, 3 (sinh khí) đóng ở khu vực nào thì cần có núi hay nhà cao ở tại khu vực đó. Có như vậy thì gia đình đó nhân đinh đông đúc, lại chủ xuất hiện người tài giỏi, có danh, có tiếng. Ngược lại, những khu vực có những Sơn tinh là Suy khí hay Tử khí thì lại cần thấp, trống hay bằng phẳng. Nếu tại những khu vực đó mà có núi hay nhà cao... thì sẽ có tai họa về nhân đinh như hiếm người, con cái khó lấy chồng, lấy vợ, hoặc trong nhà xuất hiện cảnh chia ly, góa bụa, cô quả...

Đó chỉ là riêng đối với các trường hợp khí SINH, VƯỢNG, SUY, TỬ của Sơn tinh. Còn đối với các trường hợp của Hướng tinh cũng thế. Tuy rằng Hướng tinh cần có Thủy, nhưng chỉ những khu vực nào có Sinh khí hay Vượng khí của Hướng tinh mới cần có Thủy như sông, hồ, ao, biển hoặc buồng tắm, nhà vệ sinh, đường xá, cửa ra vào... Nếu được như thế thì tài lộc dồi dào, của cải sung túc, công việc làm ăn ổn định... Ngược lại, nếu những khu vực có Suy, Tử khí của Hướng tinh mà lại có “THỦY” thì nhà đó tài lộc túng thiếu, dễ bị hao tán tiền của, công ăn việc làm lụn bại...

Thí dụ: nhà hướng 30 độ, tức tọa MÙI hướng SỬU, vào ở trong vận 8.



Nếu lập Trạch vận thì sẽ thấy các Hướng tinh 8 (Vượng khí), 9, 1 (Sinh khí) ở các khu vực phía ĐÔNG BẮC, TÂY và TÂY BẮC. Cho nên những khu vực này (bên trong hay bên ngoài nhà) cần có thủy của sông hồ, ao biển, buồng tắm, cửa ra vào ... Còn khu vực phía NAM có hướng tinh 7 (Suy khí) nên không nên có thủy, nếu có tất nhà sẽ dễ bị trộm cướp quấy phá. Những khu vực còn lại cũng toàn là Tử khí của Hướng tinh nên đều không nên có thủy hoặc cửa ra vào.

Kế đó lại xét tới những trường hợp của các Sơn tinh. Vì các Sơn tinh số 8 (Vượng khí), 9, 1 (Sinh khí) nằm tại các khu vực phía TÂY NAM, BẮC và NAM, nên nếu những khu vực này mà có núi hay nhà cao... thì nhà này sẽ đông con, nhiều cháu, con cái tài giỏi, nên người... Các khu vực còn lại thì chỉ toàn là Suy khí hay Tử khí của Sơn tinh, nên nếu có núi hay nhà cao tất sẽ làm phương hại tới nhân đinh của căn nhà này.

Sau khi đã biết và phân biệt được những yếu tố trên rồi mới có thề xét tới trường hợp cơ bản đầu tiên của Phong thủy Huyền Không là Vượng sơn, Vượng hướng. Như chúng ta đã biết, Phong thủy bắt đầu từ Hình tượng, rồi sau này mới phát triển lên tới Lý khí và Vận số. Mà Hình tượng phái (tức Loan đầu phái) thường chủ trương nhà cần có núi bao bọc, che chở nơi phía sau (Huyền Vũ), còn phía trước thì cần phải trống thoáng, có sông, hồ phản chiếu ánh sáng để tích tụ Long khí (Chu Tước), đồng thời có cửa ra vào để hấp thụ Long khí. Còn đối với Phong thủy Huyền không thì khi cất nhà phải chọn hướng như thế nào cho Vượng khí của Hướng tinh tới Hướng (tức phía trước), còn Vượng khí của Sơn tinh tới phía sau. Phối hợp giữa Hình tượng với Lý khí (tức phi tinh) thì nhà này sẽ có Vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, đắc Thủy của sông hồ, lại có lối ngõ, cửa nẻo vào nhà nên tài lộc đại vượng. Còn Vượng khí của Sơn tinh tới phía sau gặp núi nên chủ vượng nhân đinh, con cháu đông đúc, nhân tài xuất hiện nên là cách cục “phúc lộc song toàn”. Cho nên Vượng Sơn, Vượng Hướng (còn gọi là ĐÁO SƠN, ĐÁO HƯỚNG, vì vượng khí của Sơn tinh tới tọa, vượng khí của Hướng tinh tới hướng) là cách cục cơ bản của Phong thủy và Huyền Không. Những nhà có cách cục như vậy còn được gọi là những nhà có “Châu bảo tuyến” (hướng nhà quý như châu báu). Điểm quan trọng của những trường hợp này là giữa hình thế bên ngoài (Loan đầu) và phi tinh có sự tương phối thích hợp. Ngược lại, nếu 1 căn nhà phía trước cũng có sông hồ, phía sau cũng có núi cao. Nhưng do việc chọn hướng không thích hợp, hoặc do xây dựng không đúng lúc mà khi lập Trạch vận thì Vượng khí của Sơn tinh lại tới hướng (phía trước), còn vượng khí của Hướng tinh lại tới tọa (phía sau) thì tuy hình thế chung quanh của ngôi nhà là tốt, nhưng do không ứng hợp được với phi tinh nên lại chủ phá tài, tổn đinh, tan cửa nát nhà mà thôi. Đây còn gọi là cách cục “Thượng sơn, Hạ thủy” sẽ nói ở 1 phần khác.

Một điểm cần chú ý trong cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng" (hay "Đáo Sơn, Đáo Hướng”) này là tuy trên lý thuyết thì các nhà Phong thủy thường coi những nhà có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, còn vượng khí của Sơn tinh tới phía sau nhà là cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng”. Nhưng điều quan trọng là ngoại hình bên ngoài của căn nhà (Loan đầu) có phù hợp với vượng khí của Sơn và Hướng tinh hay không? Nếu phù hợp thì mới thật sự là cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng”, và nhà mới phát phúc, phát lộc. Còn nếu ngoại hình không phù hợp thì sẽ biến thành cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà gây ra hung họa đầy dãy. Nhưng thế nào là phù hợp hay không phù hợp? Như chúng ta đã biết, Sơn tinh mà muốn đắc cách thì phải đóng ở những khu vực có núi cao. Còn Hướng tinh mà muốn đắc cách thì phải đóng ở những khu vực có Thủy như sông biển hoặc đường đi hay cửa nẻo ra vào nhà... Cho nên những nhà mà có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước thì còn đòi hỏi khu vực phía trước của nhà đó phải trống, thoáng, có thủy hay đường đi, cửa ra vào... Còn vượng khí của Sơn tinh đến phía sau cũng đòi hỏi khu vực phía sau nhà có núi hay nhà cao... Có như thế mới được coi là thật sự đắc cách “Đáo Sơn, Đáo Hướng” mà đinh, tài đều vượng. Ngược lại, nếu như nhà đó có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, nhưng phía trước nhà lại có núi hay nhà cao, hoặc bị gò đất nhô lên, hay bị cây cối rậm rạp, um tùm che chắn... tức là vượng khí của Hướng tinh không gặp “Thủy” mà lại gặp “Sơn”. Còn vượng khí của Sơn tinh tuy tới phía sau, nhưng phía sau nhà lại không có núi hay nhà cao, mà lại có sông, hồ, ao, biển, hoặc cống rãnh..., tức là vượng khí của Sơn tinh không gặp “Sơn” mà lại gặp “Thủy”. Đó đều là những cách cục suy bại về tài lộc và nhân đinh. Cho nên mới nói giữa phi tinh và ngoại hình Loan đầu bên ngoài phải có sự phù hợp là như vậy. Nếu phù hợp thì mới thật sự là “vượng”, và mọi sự mới được tốt đẹp. Còn nếu như trái ngược (tức không phù hợp) thì dù có “vượng” cũng sẽ thành “suy” và phát sinh ra muôn vàn tai họa.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Kiến thức về tam cát và Ngũ cát trong Phong thủy Huyền Không

- Thí dụ: vận 1 Thượng Nguyên thì Nhất Bạch là vượng khí, Nhị Hắc là sinh khí, Tam Bích là tiến khí. Cộng với Lục Bạch và Bát Bạch (còn Nhất Bạch vì đã là vượng khí nên không thêm vào nữa) sẽ thành Ngũ Cát (tức 5 sao tốt).
Tam cát là 3 sao Nhất Bạch (số 1), Lục Bạch (số 6) và Bát Bạch (số 8). Những sao này đều được coi là những sao tốt, vì vậy nên mới được gọi là “Tam cát” (tức 3 sao tốt). Lý do vì Huyền Không xuất phát từ Kỳ Môn - Độn Giáp, một phương pháp dùng Bát Môn (tức 8 “Cửa”) để đoán định cát, hung của mọi sự việc. Trong 8 “Cửa” đó, chỉ có 3 “Cửa” Hưu (trùng với phương KHẢM của số 1), Khai (trùng với phương CÀN của số 6), và Sinh (trùng với phương CẤN của số 8) là tốt nhất, sẽ đem lại nhiều thuận lợi, may mắn. Chính vì vậy nên 3 số 1, 6, 8 mới được xem là “Cát”.

 Vượng Sơn Vượng Hướng

Một điểm nữa là sao Nhất Bạch vừa là khởi đầu của 9 sao, lại là chủ của Thượng Nguyên, lấy Thủy nuôi dưỡng Tam Bích Mộc (vì Thượng Nguyên gồm có 3 vận 1, 2, 3) mà khắc chế Nhị Hắc Thổ. Vì Nhị Hắc là Bệnh Phù, chủ ôn dịch, tật bệnh, nếu không bị kềm chế thì độc khí của nó sẽ lan tràn mà hủy diệt hết sự sống. Chính vì vậy nên những cơn dịch bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới đều xuất hiện trong Thượng nguyên. Chẳng hạn như cơn dịch cúm “Influenza” (còn gọi là “Cúm Tây ban Nha” hay “Spanish Flu”) vào các năm 1918 - 1919 (tức trong Vận 3 Thượng Nguyên), làm cho từ 50 đến 100 triệu người chết. Hay như “Cơn dịch lớn” (Great Plague) trong các năm 1348 - 1353 (tức thuộc Vận 2 Thượng Nguyên) thời Trung cổ (Middle Ages) làm chết 75 triệu người từ Á sang Âu... Cho nên nhờ có Thủy của Nhất Bạch nuôi dưỡng Mộc khí của Tam Bích để kềm chế Nhị Hắc, nên độc khí của nó mới được ngăn chặn mà không hủy diệt hết sự sống trên trái đất. Nhờ vậy Thượng Nguyên mới có thể đảm nhiệm được vai trò khởi đầu, cũng như duy trì được sự tồn tại của chính nó, cũng như của Trung Nguyên và Hạ Nguyên sau này.

Đến Trung Nguyên gồm có các vận 4, 5, 6. Trong đó số 4 vừa là Mộc khô, vừa là gió lớn (vì số 4 thuộc quẻ Tốn = gió theo Tiên thiên Bát quái). Còn số 5 vừa là Ngũ Hoàng đại Sát Thổ, vừa là Liêm Trinh Hỏa, gặp Mộc khô, gió lớn của Tốn Tứ nên lửa càng mạnh mà sẽ thiêu rụi hoặc hủy diệt tất cả, chỉ còn lại tro bụi mà thôi. Chính vì vậy nên trong Trung Nguyên mới có nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, những chế độ tàn bạo như thời Đệ nhị Thế chiến với Hitler, Stalin, Mao trạch Đông... Hoặc thời kỳ quân Mông cổ bành trướng khắp Á - Âu, gieo rắc bao chết chóc, kinh hoàng cho cả Thế giới thời đó (từ năm 1206, lúc Thiết Mộc Chân xưng đế hiệu là Thành cát tư hãn, cho đến khi quân Mông cổ tràn qua tới Hungary vào năm 1241 đều thuộc các vận 4, 5 và 6 Trung Nguyên). Hay Tần thủy Hoàng từ lúc lên ngôi diệt chư hầu, cho đến lúc mất vào năm 210 B.C. là thời gian ở trong các vận 4 và 5 Trung nguyên). Cho nên sao Lục Bạch ở Trung Nguyên vừa là Thủy của Tiên thiên, vừa là Kim của Hậu thiên, có thể điều tiết được Hỏa nóng, Thổ khô, cứng của Ngũ Hoàng, vừa cai quản được gió (vì CÀN là Trời, mà Trời thì cai quản gió, mưa), cũng như tưới nhuận được Mộc khô của Tốn, hầu bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Trung nguyên.

Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó

Bước vào Hạ Nguyên gồm có các vận 7, 8, 9. Trong đó các số 7 và 9 đều là Hỏa Tiên thiên hay Hậu thiên, lại cùng nằm trong 1 Nguyên nên Hỏa khí cực thịnh. Do đó, trong giai đoạn này cũng thường có những cuộc chiến tranh khá quy mô và rộng lớn như 2 cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và 2001 (tức vận 7). Hoặc cuộc chiến tranh của Napoleon ở Âu châu (từ năm 1800 đến 1815, tức từ cuối vận 6 sang giữa vận 7). Hay cuộc chiến tranh giữa Mông cổ với Việt Nam (1284 - 1288 tức trong vận 8). Ngoài ra, trong Hạ Nguyên thường có nhiều thiên tai, do Hỏa mạnh thì Thủy sẽ bùng dậy để tái lập lại thế quân bình, gây ra tình trạng gió bão, lụt lội... Mặt khác, vì Hỏa khí trong Hạ Nguyên nhiều và thịnh, nên nhiệt độ trên trái đất cũng sẽ tăng lên, dẫn đến tình trạng hạn hán, mất mùa ở nhiều nơi. Cho nên sao Bát Bạch ở Hạ Nguyên là Thổ ướt, vừa có thể điều tiết được Hỏa khí, vừa có thể giúp cho 2 số Thất Xích và Cửu Tử cùng đứng chung trong 1 Nguyên, đang từ thế xung khắc, hủy diệt lẫn nhau (vì Cửu Tử Hỏa khắc Thất Xích Kim) sẽ trở thành thế tương sinh (Hỏa sinh Thổ để Thổ sinh Kim) mà giúp cho Hạ Nguyên được tồn tại, duy trì và phát triển qua Thượng Nguyên, tức là vòng sinh thái được tái lập lại từ đầu và tiếp tục luân chuyển không ngừng vậy.

Chính vì chức năng điều hòa, cũng như khả năng duy trì sự tồn tại và phát triển của chúng trong các Nguyên Thượng, Trung, Hạ, cho nên các sao Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch mới được xem là tốt trong bất cứ Nguyên, vận nào, và mới được liệt kê thành “Tam cát”.


Nói về Ngũ cát

Ngoài 3 sao Nhất, Lục, Bát thì còn có những sao là vượng khí, sinh khí và (hay) tiến khí của vận đó, nên khi gộp lại sẽ có tối đa là 5 sao tốt (nên gọi là “Ngũ cát”).

- Thí dụ: vận 1 Thượng Nguyên thì Nhất Bạch là vượng khí, Nhị Hắc là sinh khí, Tam Bích là tiến khí. Cộng với Lục Bạch và Bát Bạch (còn Nhất Bạch vì đã là vượng khí nên không thêm vào nữa) sẽ thành Ngũ Cát (tức 5 sao tốt).

Tuy nhiên, không phải vận nào cũng có đủ Ngũ cát, mà đôi khi chỉ có 4 sao tốt (tức “Tứ cát”) mà thôi.

- Thí dụ: trong vận 6, Lục Bạch là vượng khí, Thất xích là sinh khí, cộng với Nhất Bạch và Bát Bạch nên chỉ có Tứ cát.

Cho nên, tùy theo từng thời vận mà có lúc 1 căn nhà chỉ được Tứ Cát, có những lúc lại hội đủ Ngũ Cát, tức là mức độ sao tốt tối đa có thể có được như sau:

* Vận 2 thì Nhị Hắc là vượng khí, Tam bích là sinh khí, cộng với 3 sao Nhất, Lục, Bát thành Ngũ Cát.

* Vận 3 thì Tam Bích là vượng khí, Tứ lục là sinh khí, cộng với Nhất, Lục, Bát thành Ngũ Cát.

* Vận 4 thì Tứ Lục là vượng khí, Ngũ Hoàng là sinh khí, Lục Bạch vừa là cát tinh, vừa là tiến khí, cộng với Nhất Bạch và Bát Bạch thành Ngũ Cát.

* Vận 5 thì Ngũ Hoàng là vượng khí, Lục bạch là sinh khí, cộng với Nhất, Bát thành Tứ Cát.

* Vận 7 thì Thất Xích là vượng khí, Bát Bạch là sinh khí, Cửu tử là tiến khí, cộng với Nhất, Lục mà thành Ngũ Cát.

* Vận 8 thì Bát Bạch là vượng khí, Cửu Tử là sinh khí, cộng thêm Nhất Bạch, Lục Bạch mà thành Tứ cát.

* Vận 9 thì Cửu Tử là vượng khí, Nhất Bạch là sinh khí, cộng với Lục và Bát Bạch mà thành Tứ Cát.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Cách Thượng Sơn Hạ Thủy ở trong Phong thủy Huyền Không

Lấy thí dụ như 1 nhà trong vận 8, có hướng tinh Nhị hắc gặp thủy, cho nên nhà này vừa bị hao tiền, vừa thêm bệnh tật nhiều, nhất là về tỳ vị, sảy thai, hỏa hoạn, hình ngục, tai nạn xe cộ. Trong nhà dễ có quả phụ hoặc ni cô...
“Thanh nang Tự” viết: “Long thần trên núi không được xuống nước, Long thần dưới nước không được lên núi”. Đây là 1 nguyên lý trọng yếu của Huyền Không, hay như Thẩm trúc Nhưng nói là “then chốt của cát, hung, họa, phúc”.

Như chúng ta đã biết “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc”. Chữ “Sơn” ở đây không những chỉ nói về “Núi”, mà còn dùng để ám chỉ những phi tinh của Sơn bàn (tức Sơn tinh). Cũng như chữ “Thủy” ở đây không những chỉ nói về “Nước”, mà còn dùng để ám chỉ những phi tinh của Hướng bàn (tức Hướng tinh). Cho nên Sơn tinh chủ về nhân đinh, Hướng tinh chủ về tài lộc. Chính vì thế nên khí sinh, vượng của Sơn tinh cần đóng tại những nơi có núi hay gò đất cao, hay những nơi có nhà cửa, cây cối cao lớn.

thượng sơn hạ thủy

Như thế là những cách cuộc Sơn tinh đắc cách, chủ người trong nhà tài giỏi, đông đúc, thành công sớm, tên tuổi vang dội... Còn khí sinh, vượng của Hướng tinh thì cần đóng tại những nơi có sông, hồ, ao, biển, đường rộng, ngã ba, ngã tư hay cửa ra vào... Đó là những cách cuộc Hướng tinh đắc “Thủy”, nên tài lộc của gia đình sẽ không bao giờ thiếu, công việc làm ăn ổn định...

Ngược lại, nếu những nơi có khí sinh, vượng của Sơn tinh lại không có núi hay nhà cao, cây cao, nhưng lại có Thủy của sông, hồ, ao, biển, hoặc là những vùng thấp, trũng... thì sẽ chủ gia đình ly tán, cô quả, tuyệt tự hoặc yểu chiết... Cho nên mới nói “Long thần trên núi không được xuống nước”. Chữ “Long thần trên núi” thực ra là để ám chỉ Sơn tinh. Sơn tinh nếu là khí sinh, vượng so với đương vận thì không thể đóng tại những nơi thấp, trũng hoặc có nước (hạ thủy), kẻo nếu không thì sẽ có tai họa cho nhân đinh.

Tương tự như thế, nếu những nơi có khí sinh, vượng của Hướng tinh lại không có Thủy của sông, hồ, ao, biển, đường đi hoặc cửa ra vào..., nhưng lại có núi hay nhà cao, cây cao thì sẽ chủ tài lộc khó khăn, công việc làm ăn lụn bại, gia cảnh lầm than, sa sút. Cho nên mới nói “Long thần dưới nước không được lên núi”. Chữ “Long thần dưới nước” là để ám chỉ Hướng tinh. Hướng tinh nếu là khí sinh, vượng so với đương vận thì không thể đóng tại những nơi cao ráo hoặc có núi đồi (thượng sơn), kẻo nếu không sẽ có tai họa về tiền bạc. Đây chính là cách cuộc “Thượng sơn, Hạ thủy” trong Huyền không học.

Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó


Thí dụ: nhà tọa Sửu hướng Mùi, nhập trạch trong vận 8. Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy tinh bàn của căn nhà như sau:




Trước hết xét về Sơn tinh, ta thấy các khu vực TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC của căn nhà này có các số 9, 1, và 8, tức là những sinh, vượng khí của Sơn tinh (so với đương vận, tức vận 8). Nếu những khu vực này chỉ toàn là sông, hồ, hoặc đường đi, chứ không có núi hay nhà cao thì nhà này đã phạm cuộc “Hạ thủy”, chủ nhân đinh suy bại. Sau đó, lại xét về Hướng tinh, ta thấy các khu vực phía BẮC, NAM và TÂY NAM có các số 9, 1 và 8, tức là những sinh, vượng khí của Hướng tinh trong vận 8. Nếu những khu vực này không có Thủy, mà lại có núi đồi hay nhà cao, cây cao, thì căn nhà này còn phạm thêm cuộc “Thượng sơn”, chủ suy bại cả về tài lộc nữa.

Cũng tương tự như những trường hợp “vượng Sơn, vượng Hướng” (hay “Đáo Sơn, Đáo Hướng”) là trên lý thuyết thì các nhà Phong thủy thường cho những nhà có vượng tinh của Hướng đến tọa, vượng tinh của Sơn đến hướng là thuộc cách cuộc “Thượng sơn, Hạ thủy”, và gọi những nhà lập trạch vận theo những hướng đó là những nhà có “Hỏa Khanh tuyến” (tức hướng xấu hay bần tiện). Nhưng trên thực tế thì còn phải tùy thuộc vào bối cảnh Loan đầu bên ngoài của căn nhà đó như thế nào rồi mới có thể kết luận là nhà đó có bị “Thượng sơn, Hạ thủy” hay không được.

Thí dụ: nhà tọa Khôn hướng Cấn, xây và vào ở (nhập trạch) trong vận 8. Nếu lập trạch vận thì tinh bàn căn nhà sẽ như sau:




Trước hết xét về Sơn tinh, ta thấy khu vực ĐÔNG BẮC có Sơn tinh 8, tức là vượng khí của Sơn tinh tới hướng, nên trên lý thuyết là phạm cuộc “Hạ thủy” (vì vượng tinh của Sơn tới hướng (phía trước nhà). Nhưng nếu khu vực này không có sông, hồ, ao, biển, mà lại có núi đồi hay nhà cao, thì vượng khí của Sơn tinh nhà này đã đắc cách, tức là đóng tại chỗ có cao sơn thực địa, cho nên trong nhà nhân đinh vẫn đông đúc, chứ không bị suy bại. Sau đó lại xét tới Hướng tinh, ta thấy khu vực phía TÂY NAM có Hướng tinh 8, tức là vượng khí của Hướng tinh tới phương tọa, nên trên lý thuyết là phạm cuộc “Thượng sơn”. Nhưng nếu khu vực này không có núi, đồi hoặc nhà cao, mà lại có Thủy hoặc đường đi, cửa ra vào... thì vượng khí của Hướng tinh nhà này vẫn đắc cách, tức là đóng tại chỗ có Thủy nên tiền của, tài lộc của gia đình này vẫn dồi dào, sung túc.

Cho nên điều quan trọng là phải phối hợp phương vị của phi tinh với địa hình bên ngoài thì mới có thể xác quyết được chính xác mọi trường hợp tốt, xấu, chứ không thể mới nhìn thấy 1 căn nhà có vượng tinh của Hướng tới phía trước, vượng tinh của Sơn tới phía sau mà đã vội cho là căn nhà tốt. Hoặc mới thấy 1 căn nhà có vượng tinh của Hướng tới phía sau, vượng tinh của Sơn tới phía trước mà đã vội cho là căn nhà xấu thì sẽ dẫn tới những sai lầm đáng tiếc.


Một điểm cần chú ý khác là tuy Sơn tinh cai quản về nhân đinh, và cần đóng tại những chỗ cao sơn thực địa, nhưng chỉ có những sinh, vượng khí của Sơn tinh mới nên gặp núi đồi hoặc nhà cao mà thôi. Còn những khí suy, tử của Sơn tinh thì lại không nên đóng ở những nơi đó, mà chỉ nên đóng ở những chỗ bằng phẳng hoặc có Thủy mà thôi. Nếu chẳng may mà nhà lại có khí suy, tử của Sơn tinh đóng tại những chỗ cao hoặc núi đồi thì sẽ gặp tai họa do những đối tượng đó gây ra. Thí dụ như hiện tại đang trong vận 8, nên nếu 1 nhà có sơn tinh Thất xích (số 7) đóng tại khu vực có núi hay nhà nhà cao chót vót thì sẽ bị tai họa do Sơn tinh Thất xích mang tới. Vì Thất xích là biểu tượng của kẻ tiểu nhân hay giặc cướp, nên nhà này sẽ thường xuyên bị bọn trộm cướp tới phá phách, hoặc ra ngoài bị kẻ tiểu nhân tìm cách hãm hại...

Tương tự như thế, đối với Hướng tinh tuy cai quản về tài lộc, và cần đóng tại những chỗ thấp trũng hoặc có thủy, nhưng chỉ có những sinh, vượng khí của Hướng tinh mới cần thỏa mãn điều kiện này mà thôi. Còn đối với những suy, tử khí của Hướng tinh nếu gặp Thủy sẽ chủ gây ra những tổn thất về tiền bạc, hoặc những bệnh tật, tai họa, tùy theo tính chất của Hướng tinh đó như thế nào.

Lấy thí dụ như 1 nhà trong vận 8, có hướng tinh Nhị hắc gặp thủy, cho nên nhà này vừa bị hao tiền, vừa thêm bệnh tật nhiều, nhất là về tỳ vị, sảy thai, hỏa hoạn, hình ngục, tai nạn xe cộ. Trong nhà dễ có quả phụ hoặc ni cô...

Cho nên đối với những Hướng tinh là khí suy, tử thì lại nên đóng ở những chỗ cao ráo hoặc yên tĩnh. Có như thế thì mới tránh nỗi họa mà thôi. Còn nếu như khí suy, tử của Sơn tinh mà còn đóng ở những nơi có núi hay nhà cao, khí suy tử của Hướng tinh đóng ở những nơi có thủy hoặc cửa nẻo ra vào nhà thì tức là cảnh “HUNG TINH ĐẮC CÁCH”, tai họa còn khủng khiếp hơn là cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” nữa.

Nói tóm lại thì sinh, vượng khí của Sơn tinh phải đóng ở những chỗ cao ráo, còn sinh, vượng khí của Hướng tinh cần gặp thủy. Nếu được như thế là nhà có phúc, có lộc, còn nếu ngược lại là cảnh bần tiện, nghèo hèn. Cho nên người học Huyền không phải dựa vào những tiêu chuẩn này mà chọn phương lập hướng cho đúng, tức là phải kiếm cho được những nhà đắc “vượng Sơn, vượng Hướng” (hay “Đáo Sơn, Đáo Hướng”), và phải xa lánh những nhà có cách cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mới được. Ngoài ra cũng cần phải để ý, không bao giờ để cho những khí suy, tử của Sơn, Hướng tinh có thể trở thành “Hung tinh đắc cách” mà gieo rắc tai họa cho người ở trong nhà được.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Thu Sơn, Xuất Sát ở trong Phong thủy Huyền Không

Như vậy, căn nhà này có 3 phía BẮC, NAM, và TÂY NAM nếu có thủy sẽ thành cuộc “Thu sơn”. Còn 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC nếu có núi sẽ thành cuộc “Xuất sát”. Riêng 2 phía ĐÔNG và ĐÔNG NAM thì nên bằng phẳng, yên tĩnh là tốt nhất.
Như chúng ta đã biết, khí sinh, vượng của Sơn tinh phải đóng tại những nơi cao ráo, còn khí sinh, vượng của Hướng tinh phải đóng tại những nơi thấp, trũng hay gặp thủy. Nhưng nhìn vào trạch vận của 1 căn nhà, ta thấy tại bất cứ khu vực nào cũng đều có 3 sao là Vận-Sơn-Hướng tinh.

Trong 3 sao đó thì ngoại trừ Vận tinh có tác dụng rất yếu, không đáng kể, chỉ dùng để phối hợp với Sơn tinh (hoặc Hướng tinh) để làm tăng thêm sự tốt, xấu mà thôi. Nhưng sự tương tác giữa Sơn tinh với Hướng tinh và hoàn cảnh Loan đầu chung quanh là 1 điều quan trọng có liên quan tới mọi vấn đề cát, hung, họa, phúc của 1 căn nhà, và do đó cần phải được đặc biệt quan tâm đến.

thu-son-xuat-sat

Khi xét đến sự tương quan giữa Sơn tinh và Hướng tinh tại mỗi khu vực thì ta thấy có 4 trường hợp sau:

1) Sơn tinh là sinh, vượng khí; Hướng tinh là suy, tử khí.
2) Hướng tinh là sinh, vượng khí; Sơn tinh là suy, tử khí.
3) Sơn tinh và Hướng tinh đều là sinh, vượng khí.
4) Sơn tinh và Hướng tinh đều là suy, tử khí.

Nếu phối hợp 4 trường hợp trên với địa hình Loan đầu bên ngoài thì chúng ta sẽ thấy như sau:

1) Nếu trong một khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, mà khu vực đó lại có núi hay nhà cao, cây cao... tức là khí sinh, vượng của Sơn tinh đã “đắc cách”, vì đóng tại chỗ có cao sơn, thực địa. Trong trường hợp này, khí sinh, vượng của Sơn tinh đã làm chủ khu vực đó, còn Hướng tinh tại đây vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất cách” (vì còn gặp núi chứ không gặp nước) nên mất hết hiệu lực. Do đó hoàn toàn bị Sơn tinh nơi này chi phối. Vì Sơn tinh “đắc cách” của những nơi này làm mất hết tác dụng xấu của Hướng tinh tại đây, nên những trường hợp này còn được gọi là “ Sơn chế ngự Thủy”. Đây chính là trường hợp Sơn tinh “hóa sát” (hay “xuất sát”, tức là làm mất hết sát khí) của Hướng tinh, và thường được gọi tắt là “XUẤT SÁT”.

Thí dụ: nhà hướng Mùi 210 độ, nhập trạch trong vận 8.


Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó



Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy khu vực phía sau nhà ở hướng Đông Bắc có Sơn tinh 8 (vượng khí), Hướng tinh 2 (tử khí). Nếu phía sau nhà này có núi (ở xa) hay nhà cao ở gần (nhưng tối thiểu phải cao bằng nhà này, còn nếu càng cao lớn hơn thì càng tốt) thì vượng khí của Sơn tinh đã “đắc cách”, có thể hóa giải sát khí của Hướng tinh 2. Còn Hướng tinh 2 vì đã bị mất hết hiệu lực, nên không còn có thể gieo rắc bệnh tật (số 2 là sao Nhị Hắc, chủ bệnh tật, đau ốm), cũng không thể làm hư hao tài lộc được nữa, dù là khu vực đó có “động” (như có cửa hay thường sinh hoạt...) hay không. Cho nên nhà này không những vừa vượng nhân đinh, vừa có thể tăng tiến cả tài lộc nữa (vì không bị hung khí của Hướng tinh làm hao tài). Cũng tương tự, khu vực phía TÂY của nhà này có Sơn tinh 9 (sinh khí) và Hướng tinh 3 (tử khí). Còn khu vực phía TÂY BẮC có Sơn tinh 1 (sinh khí) và Hướng tinh 4 (tử khí). Nếu 2 khu vực này cũng có núi hay nhà cao thì cũng là trường hợp “Xuất sát”, vừa làm vượng đinh, vừa góp phần làm tăng tiến thêm tài lộc.

Tuy nhiên, nếu khu vực có Sơn tinh là sinh, vượng khí, còn Hướng tinh là suy, tử khí, nhưng khu vực này không có núi hay nhà cao, mà lại có thủy của sông, hồ, ao, biển... thì đây tức là trường hợp Sơn tinh “Hạ thủy”, còn Hướng tinh là “hung tinh đắc cách”, nên là trường hợp tổn đinh, phá tài.

2) Nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà khu vực đó lại có Thủy của sông, hồ, ao, biển hay cửa nẻo ra, vào nhà, thì Hướng tinh đã “đắc cách”, nên nắm quyền điều động và chi phối Sơn tinh tại đây. Còn Sơn tinh thì vừa là khí suy, tử, vừa bị “thất cách” (gặp thủy) nên đã mất hết hiệu lực và bị Hướng tinh chế ngự. Đây chính là trường hợp “ Thủy thu sát của Sơn”, hay thường gọi tắt là cách cục “THU SƠN”.

Thí dụ: cũng lấy nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8.




Nếu nhìn vào trạch vận thì sẽ thấy ở khu vực phía TÂY NAM (tức phía trước nhà) có Hướng tinh 8 (vượng khí) và Sơn tinh 5 (tử khí). Nếu khu vực phía trước của căn nhà này có sông, hồ, ao, biển, hay đường rộng, cửa ra vào... thì vượng khí của Hướng tinh đã “đắc cách”, nên chẳng những là làm cho tài lộc của nhà này được sung túc, mà còn hóa được sát (tức “Thu sơn”) của Sơn tinh Ngũ Hoàng, khiến cho sao này mất tác dụng mà không còn gây ra cảnh tỗn hại nhân đinh (sao Ngũ Hoàng chủ sự chết chóc hoặc nhân đinh ly tán). Cũng tương tự, ở khu vực phía BẮC của nhà này có Hướng tinh 9 (sinh khí), Sơn tinh 6 (tử khí). Còn khu vực phía NAM có Hướng tinh 1 (sinh khí), Sơn tinh 7 (suy khí). Nếu ở 2 phía này cũng có Thủy hay đường đi, cửa ra vào... thì cũng tạo thành cuộc “Thu sơn”, vừa vượng tài, vừa có thể làm vượng cả đinh nữa.

Tuy nhiên, nếu khu vực có Hướng tinh là sinh, vượng khí, còn Sơn tinh là suy, tử khí, mà nơi đó không có Thủy nhưng lại có núi cao hay nhà cao... thì sẽ là cuộc Hướng tinh “Thượng sơn”. Còn Sơn tinh suy, tử mà còn gặp núi cao, là cách cuộc “hung tinh đắc cách”, chủ phá tài và gây ra nhiều tai họa cho người.


3) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là sinh, vượng khí, thì cách tốt nhất cho trường hợp này là khu vực đó cần có cả sông hồ lẫn núi hay nhà cao, với điều kiện là sông hồ ở gần kề, còn núi hay nhà cao ở ngoài xa. Nếu được như thế thì Sơn tinh và Hướng tinh đều đắc cách, nên đinh tài đều vượng. Nếu khu vực này chỉ có núi mà không có sông, hồ thì hình dáng của núi phải đẹp và ở xa thì mới chủ vượng cả tài đinh. Còn nếu chỉ có núi hình dáng tầm thường và lại nằm gần nhà, hay chỉ có nhà cao thôi thì chỉ vượng đinh nhưng thoái tài. Nếu khu vực này có sông nước đẹp, thủy lớn và phản quang thì dù không có núi cũng là cách cuộc vượng cả tài lẩn đinh. Nếu không có thủy mà chỉ có đường đi, sân rộng hay cửa nẻo ra vào thôi thì chỉ là cách cuộc vượng tài nhưng không vượng đinh.

4) Nếu trong một khu vực mà Sơn tinh hay Hướng tinh đều là suy, tử khí, mà nếu khu vực đó có núi hay nhà cao, thì nhà đó sẽ bị những tai họa do những đối tượng của Sơn tinh đó gây ra. Trong trường hợp này Hướng tinh vô hại. Nếu khu vực đó có sông, hồ hay cửa ra vào, thì nhà đó sẽ bị những tai họa, bệnh tật do hướng tinh đó mang tới, cộng với vấn đề hao tài. Trong trường hợp này Sơn tinh vô hại. Nếu khu vực này bằng phẳng, yên tĩnh, thì cả Sơn tinh lẫn Hướng tinh đều được hóa giải và trở nên vô hiệu lực.

Thí dụ: Cũng nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8.




Nếu nhìn vào trạch vận thì sẽ thấy 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC có sinh vượng khí của Sơn tinh, suy, tử khí của Hướng tinh, nên 3 phía này cần có núi hay nhà cao để tạo thành cuộc “Xuất sát”. Còn 3 phía BẮC, NAM và TÂY NAM thì có sinh, vượng khí của Hướng tinh, nên 3 phía này cần có sông, hồ, ao, biển, đường đi, cửa ra vào... để tạo thành cuộc “Thu sơn”. Còn khu vực phía ĐÔNG có Sơn tinh 4, Hướng tinh 7 tức đều là khí suy, tử, nên nếu nơi đó có núi cao thì Sơn tinh 4 đắc thế, nên nhà dễ bị đàn bà làm hại (như vì tửu sắc hoặc trai gái...), con gái trưởng trong nhà bướng bỉnh, hư đốn. Còn Hướng tinh 7 thì vô hại. Nhưng giả sử nếu nơi này có sông, hồ, chứ không có núi cao, thì Hướng tinh Thất xích lại đắc thế, nên nhà thường bị bệnh về miệng, cổ, phổi, đại trường, lại hay bị người khác lừa gạt, mất tiền mất bạc, cũng như dễ bị hỏa hoạn. Còn Sơn tinh 4 ở đây vô hại. Nếu khu vực này lại bằng phẳng, yên tĩnh thì cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều vô hại. Tương tự như thế với khu vực phía ĐÔNG NAM, có Sơn tinh 3, Hướng tinh 6 tức đều là khí suy, tử. Nếu khu vực này có núi cao thì sơn tinh 3 đắc thế, nên con trai trưởng trong nhà hung hăng, vô lễ, ra ngoài thì bị bạn đồng liêu ghen ghét, hãm hại. Còn Hướng tinh 6 ở đây vô hại. Nhưng nếu khu vực này không có núi mà lại có sông, biển, cửa ra vào... thì Hướng tinh 6 lại đắc thế, cho nên dễ bị những bệnh về đầu, tai nạn về binh đao, trộm cướp và trong nhà dễ có người đàn ông góa vợ. Còn Sơn tinh 3 ở đây vô hại. Nếu khu vực này lại bằng phẳng, yên tĩnh thì cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều vô hại.

Như vậy, căn nhà này có 3 phía BẮC, NAM, và TÂY NAM nếu có thủy sẽ thành cuộc “Thu sơn”. Còn 3 phía TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC nếu có núi sẽ thành cuộc “Xuất sát”. Riêng 2 phía ĐÔNG và ĐÔNG NAM thì nên bằng phẳng, yên tĩnh là tốt nhất.

Tóm lại, “Thu sơn, xuất sát” chỉ là phương pháp nhằm phát huy tới mức tối đa những khí sinh, vượng của cả Hướng tinh và Sơn tinh, hỗ trợ, bổ khuyết thêm cho cách cục “Đáo Sơn, Đáo Hướng”, cũng như loại bỏ được cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà làm cho 1 căn nhà đã tốt lại càng tốt thêm, gồm thâu được cả “PHÚC” (nhân đinh đông đúc, con cháu hiền tài), “LỘC” (giàu sang, phú quý), “THỌ” (sức khỏe tràn trề, sống lâu trăm tuổi) tức là tất cả hạnh phúc trên thế gian rồi vậy.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Bạn có biết là tiền tài nằm ở Cung nào?

Cung Điền trạch là cung cất giữ tiền tài, tất cả những việc liên quan tới đất đai, nhà cửa, có phải có thể kế thừa tổ nghiệp hay không, tự bố trí bất động sản, đầu tư và môi trường sống và phong thủy của một người thì đều hiển hiện ở cung Điền trạch. Vì vậy có thể giữ được tiền tài hay không thì phải xem cung Điền trạch.
Trong mười hai cung của Tử vi, Mệnh bàn liên quan tới tiền tài có cung Tài bạch, cung Mệnh, Quan lộc, Phúc đức, Điền trạch và Thiên di. Trong đó cung Mệnh, Tài bạch, Quan lộc là cung vị Tam phương; Thiên di, Phúc đức thì lần lượt là cung vị Tứ chính của cung Mệnh, Tài bạch. Những việc liên quan tới tiền của một người và tài vận, cách kiếm tiền, sử dụng tiền, tài sản nhiều ít chủ yếu là phải xem cung Tài bạch.

 tiền tài nằm ở Cung nào

Cung Mệnh

Cung mệnh là cung vị then chốt nhất trong mệnh bàn, là căn cơ của vận mệnh cả đời, phản ánh tiên thiên vận mệnh như tài năng, thành tựu, khả năng quản lý tiền, tiềm năng của một người. Cung Tài bạch và các sao trong cung Mệnh có mối quan hệ mật thiết với nhau, giúp đỡ nhau hoặc kiềm chế lẫn nhau.

Cung Quan lộc

Cung quan lộc phản ánh vận học hành và sự nghiệp của một người, có thể tạo lập sự nghiệp riêng hay không, ngành thích hợp theo đuổi, những điều đó chính là cơ sở của việc sinh tài. Do đó cung Tài bạch và Quan lộc lưu thông lẫn nhau, hậu thuẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.


Cung Phúc đức

Cung Phúc đức là cung đối diện của cung Tài bạch, dùng để xem nhân sinh quan, thái độ kiếm tiền, có dễ dàng có tiền hay không, mức độ hưởng thụ cuộc sống, hành vi đạo đức, kiềm chế tình cảm của một người.

Cung Phúc đức và hành vi của cá thể có quan hệ chặt chẽ với nhau, người ta thường nói “thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”. Một người có thể có tài vận tốt hay không thì có thể căn cứ vào lý luận của Tử vi đẩu số, nhất định phải xem cung Phúc đức có phải bản thân mình có phúc phận hoặc làm việc thiện hay không.

Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó

Cung Điền trạch

Cung Điền trạch là cung cất giữ tiền tài, tất cả những việc liên quan tới đất đai, nhà cửa, có phải có thể kế thừa tổ nghiệp hay không, tự bố trí bất động sản, đầu tư và môi trường sống và phong thủy của một người thì đều hiển hiện ở cung Điền trạch. Vì vậy có thể giữ được tiền tài hay không thì phải xem cung Điền trạch.

Cung Thiên di

Cung Thiên di dùng đế phán đoán cát hung của những việc có liên quan tới việc di động và quan hệ đối ngoại như xuất ngoại, lực hoạt động, tài cán, thăng tiến, khả năng xã giao, quan hệ nhân thế. Do đó mà cung Thiên di quyết định động lực ban đầu để kiếm tiền, do đó mà ảnh hưởng tới sự nhiều ít của tiền tài.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Những loại vật phong thủy tăng vượng khí phòng khách

Than củi: Những tác phẩm nghệ thuật bằng than củi sẽ là rất cần thiết để mang lại sự hài hòa cho căn nhà nếu nhà bạn có nguồn lửa như lò sưởi nướng, bếp ga... đặt ở hướng Tây hoặc Tây Bắc. Bạn cũng có thể cho than củi vào những chiếc bình đất nung và đặt gần nguồn lửa, than củi mang mệnh thổ nên có tác dụng kìm hãm hỏa.
Với những đồ vật khác nhau chúng mang những ý nghĩa và năng lượng cũng khác nhau. Hãy thử áp dụng những yếu tố phong thủy dưới đây, có thể chúng sẽ khiến bạn hòan toàn bất ngờ bởi tác dụng to lớn mà chúng đem lại cho không gian sống của bạn.

Tỳ Hưu

Nước: Những thác nước nhân tạo, bể cá thủy sinh, những bức tranh nưócsẽ góp phần làm tăng sinh khí cho ngôi nhà. Những thứ đồ trang trí này nên được đặt ở hướng ng hoặc Đông Nam. Nước sạch sẽ mang lại nguồn năng lượng âm còn nưốc chảy sẽ mang đến năng lượng dương.

Cây cối: Bất cứ loại cây trồng trong nhà nào cũng có tác dụng làm tăng vượng khí tự nhiên, làm giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Bạn nên trồng những cây lá kim ở góc phòng để tăng sự lưu thông không khí trong nhà.

Hoa: Hoa cũng có tác dụng làm tăng vượng khí tự nhiên. Những bông hoa sáng màu mang nhiều năng lượng dương trong khi các bông hoa màu nhạt có nhiều năng lượng âm hơn. Hoa chỉ có thể mang lại năng lượng có ích khi chúng còn tươi, bạn nên thay nước hằng ngày và thay thế những bông hoa khác ngay khi hoa cũ bị héo. Hoa lụa cũng có tác dụng khá tốt khi được sử dụng thay thê cho hoa tươi nhưng hoa khô thi không mang lại chút năng lượng hữu ích nào bơi vì chúng thiếu sinh khí.

Than củi: Những tác phẩm nghệ thuật bằng than củi sẽ là rất cần thiết để mang lại sự hài hòa cho căn nhà nếu nhà bạn có nguồn lửa như lò sưởi nướng, bếp ga... đặt ở hướng Tây hoặc Tây Bắc. Bạn cũng có thể cho than củi vào những chiếc bình đất nung và đặt gần nguồn lửa, than củi mang mệnh thổ nên có tác dụng kìm hãm hỏa.

Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó

Nến: Sử dụng nến sáp sẽ mang lại cho căn phòng một không khí thân mật, ấm cúng. Những cây nến nên được đặt ỏ hướng Nam, Tây Nam hoặc ng Bắc và khi được đốt cháy sẽ là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.

Chuông gió: Các loại chuông gió được làm bằng gỗ hoặc kim loại sẽ giúp phân tán các luồng khí đi khắp căn nhà và tạo bầu không khí thư thái, dễ chịu, chuông tự reo một cách tự nhiên bạn có thể treo chuông ồ cửa sổ, cửa đi, chúng sẽ tự rung lên khi gặp luồng gió.

Pha lê: Những đồ vật trang trí bằng pha lê lý tưởng trong phong thủy là những quả cầu, những khối pha lê đa diện được treo bằng dây treo. Bạn nên treo chúng ở cửa sổ nơi mà chúng có thể dễ dàng đón nhận ánh sáng và đưa ánh sáng tự nhiên, năng lượng của những tia nắng vào nhà. Mỗi phòng chì nên treo một quả cầu pha lê có thể ỏ hướng Tây, Tây Bắc, Bắc, Nam, hoặc Đông Nam.

Chuông: Kiểu chuông phù hợp nhất trong trang trí theo phong thủy là chiếc chuông tay có kích thưóc nhỏ. Bạn có thể rung chuông bất cứ khi nào cần tìm kiếm cảm giác sông động hơn, bởi tiếng kêu của chuông sẽ giúp kich thích và làm tảng động nguồn năng lượng và khí ứ đọng.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Phong thủy dành cho văn phòng đặt tại nhà ở

Khách hàng đến gặp bạn cũng không muốn vấp chân vào đồ chơi trẻ em hoặc những vật dụng cá nhân linh tinh khác, những điều này phản ánh rất rõ phong cách tiếp khách của người chủ.
Văn phòng đặt tại nhà ở có tính dương nhiều hơn do phải thường xuyên tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vì vậy, nếu muốn đặt văn phòng tại nhà ở thì nên bố trí ở gần lối ra vào để công việc không đụng chạm đến toàn bộ ngôi nhà và các vị khách.
Nếu đặt văn phòng ở nhà, bạn sẽ phải nỗ lực ở mức độ nhất định, đặc biệt là khi chúng được đặt ở giữa ngôi nhà. Khi làm việc, đôi khi bạn sẽ luôn thấy bị cuốn hút bởi việc phải bước ra ngoài để làm những công việc nhà, hoặc gia đình bạn khó lòng không ghé vào khi đi ngang qua.

Mặc dù làm việc ở nhà có một số điểm lợi là thời gian của bạn không bị bó buộc nhưng lại cần bạn có tính kỷ luật cao để đừng quá mải mê vào công việc mà không còn thời gian dành cho những công việc xã hội khác.

Bạn cần phải duy trì được sự cân bằng. Lý tưởng nhất là văn phòng của bạn nên được đặt ở nơi khách hàng bước vào bằng một lối riêng và tách hẳn với nhà chính, ví dụ đặt ở một phía của căn nhà hoặc thậm chí trong một khu vực riêng được xây trong vườn.

Vị trí văn phòng trong ngôi nhà ở
Vị trí lý tưởng nhất để đặt văn phòng là tại hướng hợp nhất với bạn hoặc ở một trong ba hướng hỗ trợ bạn. Hướng Tây Nam không phải là hướng thích hợp để đặt văn phòng vì các mức năng lượng ở vị trí này bị giảm sút. Dù muốn đặt ở vị trí nào đi nữa thì cũng nên quan tâm đến hướng Bắc.

Mọi “mũi tên độc” hướng đến văn phòng cần phải được giấu đi hoặc làm nhẹ đi ảnh hưởng của chúng bằng cách dùng rèm che hoặc dùng gương soi. Kim hỗ trợ Thủy, vì vậy treo chuông gió bằng kim loại rỗng hoặc những vật dụng bằng kim khí sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Thủy cũng là yếu tố rất tốt nhưng đừng dùng cho khu vực này để chưng cây cảnh vì chúng sẽ hút cạn năng lượng.

Đặt văn phòng tại nhà ở
Đặt văn phòng tại nhà ở cần chú ý bố trí theo đúng phong thủy

Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó

Vị trí bàn làm việc trong văn phòng
Vị trí kê bàn làm việc cũng giống như vị trí kê bàn học tập, tuy nhiên, nếu có thư ký hoặc người nào khác cùng làm việc chung trong phòng, không nên kê các bàn đối mặt nhau.

Thư ký nên ngồi ở vị trí gần cửa ra vào để che chở cho người chủ không phải giải quyết, đối phó với những vấn đề vụn vặt. Cả hai bàn nên có tường hỗ trợ phía sau và các ghế ngồi nên có chỗ tì dựa vững chải, chắc chắn phù hợp với hình thế Tứ Linh.

Nếu bàn nào kê ở gần cửa ra vào, nên đặt một chậu cảnh ở cạnh bàn để giảm ảnh hưởng xấu từ những luồng khí xấu lùa vào đối với người ngồi ở đó.

Khi tiếp khách hàng trong phòng, ghế của chủ nhân lúc nào cũng phải quay về phía tường, mặt nhìn về phía cửa ra vào, khách hàng nên ngồi ở vị trí phụ, trên các ghế nhỏ hơn, và lưng quay ra cửa.

Ngoài ra, cũng cần phân loại những vị trí tốt nhất dành cho vật dụng nội thất như bàn, ghế, tủ… và chú trọng đến các vật dụng đặt trên bàn làm việc, hoặc áp dụng theo hướng la bàn hoặc theo ý nghĩa tượng trưng.

Nên cẩn trọng, đừng để xảy ra những xung đột giữa việc các biện pháp thực hiện và yếu tố ngũ hành của khu vực. Đèn làm việc luôn đặt ở vị trí chéo góc với tay cầm bút để không bị chắn bóng khi viết.

Môi trường trong phòng làm việc đặt tại nhà ở
Bạn cần lưu ý đến hướng từ ngoài bước vào văn phòng. Không nên để giỏ rác và các vật cản khác, các nhánh cây phía trên cao và bất kỳ vật gì khiến bạn phân tâm khi bước vào phòng. Ở trong nhà, những điều vừa nêu bạn cũng cần phải lưu ý.

Khách hàng đến gặp bạn cũng không muốn vấp chân vào đồ chơi trẻ em hoặc những vật dụng cá nhân linh tinh khác, những điều này phản ánh rất rõ phong cách tiếp khách của người chủ.

Đặc biệt đối với những văn phòng đặt trong một căn phòng vào lúc khác được dùng cho mục đích khác, điều quan trọng là bạn cần phải phân ranh giới cho rõ ràng, ví dụ dùng màn che hoặc một vật dụng nội thất nào đó.

Bên trong phòng làm việc, nên treo những tranh ảnh tạo hứng thú, tranh phong cảnh, bố trí ánh sáng tốt và màu sắc sáng sủa để giúp ích về mặt tâm lý để bạn làm việc thành công.

Văn phòng cần ngăn nắp, gọn gàng, thông thoáng, đừng xếp chồng các khay hồ sơ giấy tờ vì về ý nghĩa tượng trưng, điều này khiến công việc cần giải quyết của bạn cứ chất chồng lên, không giải quyết được gì.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Những vị trí bàn làm việc giúp bạn thăng tiến không ngừng

Trên bàn làm việc bạn nên sắp xếp thật gọn gàng, không nên để đồ đạc bừa bộn vì sẽ phát sinh âm khí, làm giảm hiệu quả công việc. Ngoài ra, bạn nên dùng các pháp khí sau đây để bài trí trong văn phòng, giúp gia tăng hiệu quả và sự may mắn trong công việc:
Chọn vị trí đặt bàn làm việc trong văn phòng hợp phong thủy là một điều rất quan trọng bởi nó có liên quan đến sự nghiệp của bạn, sự thăng tiến và tiền tài của bạn.
Không sáng quá và không u ám
Trong văn phòng, tốt nhất thiết kế hệ thống chiếu sáng tạo được vẻ trang trọng, không được quá sáng nhưng không cũng không được thiếu sáng. Thực tế, nhiều văn phòng lệ thuộc vào câu “tang phong tụ khí”, nên thiết kế hệ thống chiếu sáng tạo vẻ thâm u như chùa chiền miếu mạo, đó là một sai lầm về phong thủy. Ánh sáng thiếu hoặc thâm u thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân viên, làm sa sút tinh thần và hiệu quả công việc; thủ trưởng thưởng phạt không nghiêm minh, nhân viên mất hòa khí, vượng khí hao tán, bị tiểu nhân ám hại.

Chọn vị trí ở chính giữa một cạnh tường trong phòng
Theo phong thủy, vị trí ngồi lệch lạc hoặc ngồi trong góc sẽ là nơi khí bị bế tắc, thiếu dương khí. Nếu bạn ngồi ở vị trí đó thì sẽ làm giảm hiệu quả và sự may mắn trong công việc. Bạn cũng không nên chọn những góc nhọn để đặt bàn làm việc hoặc vị trí mà các tủ hồ sơ chĩa vào nơi bạn ngồi. Sát khí sẽ làm cho công việc của bạn luôn gặp rủi ro, hay bị đồng nghiệp đố kỵ.


Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó


Không phạm “Bạch hổ sát”
Không phạm "bạch hổ sát" là trường hợp cửa chính của văn phòng nhìn về phía trước, các vật kiến trúc phía tay phải (theo hướng nhìn) không được cao hơn vật kiến trúc phía bên tay trái; nếu bên phía tay trái cao hơn thì càng tốt. Phía trái văn phòng gọi là phương thanh long, phía phải gọi là phương bạch hổ. Bạch hổ cao hơn thanh long sẽ khiến doanh nghiệp xảy ra nhiều tranh chấp, nội bộ mất đoàn kết… Thanh long cao hơn thì vận hội sẽ thênh thang, sự nghiệp phát triển, trên dưới một lòng.

Vật nên để trên bàn làm việc
Trên bàn làm việc bạn nên sắp xếp thật gọn gàng, không nên để đồ đạc bừa bộn vì sẽ phát sinh âm khí, làm giảm hiệu quả công việc. Ngoài ra, bạn nên dùng các pháp khí sau đây để bài trí trong văn phòng, giúp gia tăng hiệu quả và sự may mắn trong công việc:

- Cầu phong thuỷ làm bằng pha lê để gia tăng dương Khí, bên trong có vẽ các linh vật may mắn như Bát Mã – tượng trưng cho sự hanh thông, trôi trảy, bền bỉ; cá chép – tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng; Sông núi tượng trưng cho sự yên ổn về sức khoẻ, tinh thần và công việc.

- Đồng tiền cổ: Đồng tiền cổ là vật phẩm tương trưng cho tài lộc. Theo phong thuỷ, đồng tiền cổ có đủ thiên – địa – nhân kết hợp do được lưu hành từ thời xa xưa. Vì vậy, bạn có thể đặt 3, 5 hoặc 8 đồng tiền cổ trên tủ két, trên tập hồ sơ, trong ngăn kéo sẽ đem lại may mắn trong việc kinh doanh của bạn.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY

Những nguyên tắc vàng về phong thủy khi bố trí văn phòng làm việc cần phải nắm

Theo các chuyên gia phong thủy, phòng làm việc của sếp nên được bố trí ở vị trí riêng biệt, yên tĩnh và đặc biệt không được đặt gần cửa ra vào. Về nguyên tắc, chỗ tốt nhất là vị trí trong cùng của văn phòng ví như người cầm quân đứng đằng sau điều binh khiển tướng.
Đầu năm mới, việc bố trí không gian làm việc của văn phòng sao cho hợp phong thủy có ý nghĩa rất lớn để doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, suôn sẻ trong cả năm. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản khi sắp xếp văn phòng làm việc.
Nguyên tắc khi đặt bàn thờ Thần tài

Thần tài được coi là vị thần giúp công việc làm ăn của công ty ngày càng phát đạt. Do đó, việc làm ăn sẽ được thuận lợi, suôn sẻ nếu bày trí bàn thờ Thần tài đúng cách.

Theo nguyên tắc, bàn thờ Thần tài nên được đặt ở nơi thông thoáng, nơi mọi người có thể dễ dàng quan sát. Bàn thờ thần tài phải có chỗ tọa vững chắc vì vậy, bàn thờ nên đặt dựa vào tường hoặc tủ kệ cố định. Một điều quan trọng khác là bàn thờ Thần tài phải tiếp âm (đặt ở dưới đất). Đặc biệt, trước mặt bàn thờ cũng phải quang đãng, sạch sẽ.

Đặt bàn ghế trong văn phòng đảm bảo 4 nguyên tắc

Tất cả bàn làm việc phải được dựa sát vào tường hoặc dựa sát vào nhau, không được để khe hở. Việc sắp xếp bàn ghế cần đảm bảo 4 nguyên tắc: rộng rãi phía trước, kiên cố đằng sau, cao lớn bên trái và thông thoáng bên phải.

Tuy nhiên, nếu văn phòng nhiều nhân viên thì rất khó để bố trí thỏa mãn tất cả yêu cầu trên. Vì vậy, có thể linh hoạt kê bàn ghế làm việc theo hướng thích hợp, đồng thời, áp dụng những cách hóa giải hướng xấu của bàn làm việc.

phong thủy văn phòng
Bố trí văn phòng đúng phong thủy giúp công việc làm ăn được thuận lợi

Bạn muốn xem tướng sốtình duyên hay muốn tìm hiểu về thế giới phong thủykiến thức phong thủy. Hãy đến với website fengshui ngay hôm nay để biết được những điều đó

Lưu ý về vị trí phòng làm việc của sếp

Theo các chuyên gia phong thủy, phòng làm việc của sếp nên được bố trí ở vị trí riêng biệt, yên tĩnh và đặc biệt không được đặt gần cửa ra vào. Về nguyên tắc, chỗ tốt nhất là vị trí trong cùng của văn phòng ví như người cầm quân đứng đằng sau điều binh khiển tướng.

Để tránh tổn khí trong phòng làm việc của sếp, cần lưu ý cửa chính của văn phòng không được đặt đối diện với cửa sổ, cũng không được thông với cửa phụ và không được để 2 cửa nằm trên cùng một góc, không được mở cửa sổ sát mặt sàn.

Chọn biểu tượng phong thủy để chiêu tài, hút lộc

Để việc làm ăn được suôn sẻ, thuận lợi và gặp nhiều may mắn, chủ doanh nghiệp nên bày trí những biểu tượng phong thủy như đĩa ngọc thạch anh, thuyền mạ vàng, ngựa, rùa đầu rồng... trong phòng làm việc. Những vật phẩm phong thủy này sẽ giúp mang lại cát khí, thịnh vượng, xua đuổi tà khí, giúp chủ doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ rộng rãi, được nhiều quý nhân giúp đỡ trong việc kinh doanh, tránh vận hạn.


THẾ GIỚI PHONG THỦY
KIẾN THỨC PHONG THỦY
PHONG THỦY KHÁC
TÌNH DUYÊN
SỐ PHONG THỦY